Một quan chức cấp quận ở thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc, bị sa thải sau khi clip quay cảnh quan hệtình dụccủa ông với bồ nhí bị lộ.
Ủy ban điều tra kỷ luật của đảng bộ Trùng Khánh xác nhận rằng ông Lei Zhengfu, bí thư đảng ủy quận Beibei (Bắc Bội), chính là nhân vật nam trong một băngvideocảnh quan hệ được tung lên trên mạng Internet, gây xôn saothời gianqua.
Lei Zhengfu, bí thư quận ủy quận Bắc Bội, thành phố Trùng Khánh. Ảnh:China.org
Trước đó ông Lei bị một phóng viên điều tra của nhật báoSouthern Metropolistố có bồ nhí 18 tuổi. Phóng viên Ji Xuguangviết trên blog, dẫn lời một nguồn tin giấu tên cho biết ông từng ra lệnh cho cảnh sát bắt giam cô này suốt một tháng sau khi những bức ảnh quan hệ tình dục bị phát tán rộng rãi trên mạng Internet. Bồ nhí của ông Lei, cô Zhao Xiaoxue, đã bí mật quay những đoạn phim và ảnhsexsau khi hai người cãi nhau.
Ông Lei bác bỏ cáo buộc và cho rằng những bức ảnh là giả. "Đừng tin. Chúng đều là giả cả",China Newsdẫn lời Lei hôm qua nói. "Hãy cứ để yên (vụ việc) đi". Ji cho biết trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại, ông Lei cũng bác bỏ cáo buộc ông chính là người trong bức ảnh sex và ông chưa bao giờ ra lệnh cho cảnh sát bắt cô nào tên là Zhao Xiaoxue.
TheoChina Daily, Giới chức Trùng Khánh hôm nay ra quyết định bãi miễn chức vụ bí thư đảng ủy quận của ông Lei, bước khởi đầu cho quá trình điều tra chính thức.
Chào các bạn!
Hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng thưởng loại thực phẩm này: Loại thực phẩm không cần đun nấu, bạn chỉ cần cho vào bát, đổ nước sôi vào đậy kín, đợi một lát, là thưởng thức ngay được. Người ta gọi đó là – Mì ăn liền. Nó được ưa chuộng không chỉ bởi tính tiện lợi, nhanh gọn mà còn thơm ngon nữa. Loại thực phẩm này gần gũi và phổ biến như vậy, tuy nhiên không phải ai trong chúng ta cũng biết được mì ăn liền xuất phát từ đâu nhé.
Có ai trong các bạn thắc mắc về nguồn gốc của mì ăn liền chưa?
Có ai trong các bạn thắc mắc về nguồn gốc của mì ăn liền chưa?
Theo Wikipedia:
Mì ăn liền bắt nguồn từ các loại mì ramen Nhật ăn ngay, và nó giữ tên đó ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên, khi nó càng được phổ biến ở châu Á, bắt đầu có nhiều loại mì ăn liền do các loại canh khách nhau ở châu Á, như là phở và bún. Andō Momofuku, người thành lập Công ty Thực phẩm Nissin, được coi là “cha đẻ” của mì ăn liền.
Mì ăn liền có xuất xứ là phiên bản ăn liền của món ramen của Nhật. Khi mì ăn liền trở nên phổ biến khắp châu Á, nhiều thể loại mì ăn liền khác xuất hiện từ những thức ăn ở các vùng địa phương như phở ăn liền, bún ăn liền, miến ăn liền …
Với giá khá rẻ, chế biến nhanh và đơn giản, mì ăn liền là một loại thức ăn phổ biến tại Việt Nam.
Như vậy mì ăn liền được cho là xuất xứ từ Nhật Bản, và cha đẻ của nó là:
Cha đẻ mì ăn liền
Người sáng chế ra món ăn vô cùng tiện lợi mì ăn liền chính là ông Momofuku Ando còn được gọi là “Vua mỳ ăn liền” hoặc “Cha đẻ của mỳ ăn liền” (Noodles papa). Ông đã từng có tên trong danh sách những nhân vật có tầm ảnh hưởng ở châu Á do Tạp chí Time Asia bình chọn. Phát minh số một của người Nhật
Mỳ ăn liền (instant noodle) được người Nhật coi là biểu tượng về nền văn hóa của đất nước mặt trời mọc. Trong một cuộc thăm dò, người dân Nhật Bản còn xếp phát minh này lên ngôi số Một, trên cả các phát minh lừng danh như karaoke, máy nghe nhạc Walkman, máy trò chơi Nintendo của người Nhật.
Quá trình sáng chế mỳ ăn liền trải qua rất nhiều công đoạn và để trở nên phổ biến như hiện nay nó đã trải qua rất nhiều giai đoạn, bởi rất nhiều chuyên gia, nhà dinh dưỡng trên thế giới.
Mì ăn liền
Mỳ ăn liền ở Việt Nam
Từ đầu thập niên 70 thế kỷ XX, các nhà tư sản người Hoa ở Sài Gòn bắt đầu sản xuất mi an lien theo công nghệ của Nissin.
Sau ngày thống nhất đất nước, dịp Quốc khánh năm 1975 công nhân viên chức cơ quan, xí nghiệp ở Trung ương và Hà Nội đều được phân phối mỗi người hai gói mỳ Hai tôm chở từ Sài Gòn ra.
Còn nhớ, khi mở cái túi ni-lông xinh xinh thơm phức in hình hai con tôm mập ú đỏ au, ai nấy mừng rơn, coi như một đặc sản. Quả thế, ăn thấy ngon tuyệt. Cho tới giờ dù đã ăn biết bao loại mỳ rồi nhưng nhiều người vẫn thấy đều không ngon bằng mỳ Hai tôm.
Phải chăng đó chỉ là cảm giác sai lầm, vì năm 1975 có gì ngon mà ăn đâu ? Nếu đó là cảm giác đúng, thì có lẽ các cơ quan hữu trách nên giám định lại chất lượng các loại mỳ ăn liền sản xuất ở ta hiện nay.
Theo số liệu của Bộ Công nghiệp, năm 2005 tổng sản lượng các loại mì, cháo, phở ăn liền do khoảng 40 công ty (kể cả liên doanh nước ngoài) sản xuất tại Việt Nam lên đến 2,5 tỉ gói! Mỳ ăn liền nước ta còn được xuất khẩu đi nhiều nơi.
Một số doanh nhân người Việt ở Nga và Đông Âu đã giàu lên nhanh chóng trở thành triệu phú đô-la nhờ kịp thời tổ chức sản xuất mỳ ăn liền khi các nước này chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
Công lao của ông Momofuku Ando như thế thật to lớn và ông thực sự là một doanh nhân có tầm nhìn xa và đáng khâm phục.
P/s: Các cty sản xuất mì gói ở việt nam hiện nay mình được biết gồm: Vina Acecook, AsianFood, Vifon, Masan, VietHung, Thiên Hương, Thái Minh….
Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ về việc quản lý, bố trí cho thuê nhà ở công vụ.
Bộ Xây dựng cho biết, sau khi trao đổi với Vụ Kinh tế ngành - Văn phòng Chính phủ về nội dung dự thảo quyết định về việc quản lý, bố trí cho thuê nhà ở công vụ, Bộ thống nhất và điều chỉnh nội dung dự thảo theo hướng tập trung quản lý, bố trí cho thuê nhà ở công vụ của Chính phủ đối với nhà ở công vụ được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng triển khai đầu tư xây mới hoặc mua nhà ở để làm nhà ở công vụ của Chính phủ.
Cho thuê nhà
Theo đó, đối tượng là bí thư, phó bí thư, chủ tịch ủy ban nhân dân, chủ tịch hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được điều động, luân chuyển công tác về làm việc tại các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội cấp Trung ương ở thành phố Hà Nội và Tp.HCM.
Cán bộ, công chức được điều động, luân chuyển công tác từ địa phương về làm việc tại các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội với điều kiện là người chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội tại thành phố nơi đến công tác.
Theo quy định, giá cho thuê nhà ở bao gồm chi phí quản lý vận hành và chi phí bảo trì (không tính tiền sử dụng đất, chi phí khấu hao vốn đầu tư xây dựng và không bao gồm tiền sử dụng các dịch vụ về điện, nước, điện thoại, Internet, trông giữ xe và các dịch vụ khác mà người thuê sử dụng). Trong đó, chi phí quản lý vận hành được xác định theo giá dịch vụ quản lý vận hành nhà ở do UBND cấp tỉnh quy định.
Giá thuê được xem xét, điều chỉnh 5 năm một lần. Giá cho thuê nhà đối với từng loại nhà ở cụ thể như sau:
- Đối với nhà chung cư có thang máy là 5.700 đồng/m2/tháng (trong đó: chi phí quản lý vận hành là 4.000 đồng/m2/tháng, chi phí bảo trì là 1.700 đồng/m2/tháng).
- Đối với nhà chung cư không có thang máy và các loại nhà ở khác là 3.400 đồng/m2/tháng (trong đó: chi phí quản lý vận hành là 2.400 đồng/m2/tháng, chi phí bảo trì là 1.000 đồng/m2/tháng).
Tiền sử dụng các dịch vụ điện, nước, điện thoại, internet, trông giữ xe và các dịch vụ khác do người thuê trực tiếp chi trả cho đơn vị cung cấp dịch vụ theo hợp đồng hai bên ký kết.
"Những đơn vị được Nhà nước giao đất và cho thuê đất để sử dụng mà sử dụng không đúng mục đích, đem cho thuê không đúng quy định thì phải thu hồi hết”.
Kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng TP. Cần Thơ tại 3 đơn vị Trung tâm TDTT, LĐLĐ thành phố và Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Hội chợ Triển lãm quốc tế Cần Thơ (EFC), cho thấy hàng loạt vi phạm cho thuê đất, tài sản công trái quy định. Số tiền thu từ hàng chục ngàn m2 đất cho thuê lên đến trên 24 tỷ đồng.
Với EFC, trong tổng số trên 55.000m2 đất được thành phố cho thuê mặt bằng, đơn vị dành hẳn 17.400m2 đất để cho 12 doanh nghiệp, cá nhân thuê lại để xây dựng cửa hàng, nhà hàng... kinh doanh. Ngoài ra còn có một đơn vị thuê sử dụng tài sản trên đất của EFC. Đó đều là những vị trí đắc địa, nằm án ngữ toàn bộ mặt tiền đường Trần Văn Khéo và một phần mặt tiền đường Lê Lợi.
Theo xác định của cơ quan chức năng, từ năm 2006 đến cuối năm 2010, số tiền mà EFC thu về từ việc cho thuê mặt bằng, tài sản trên đất là 18,5 tỷ đồng, hiện các doanh nghiệp còn nợ trên 1,24 tỷ đồng. Điều đáng nói, thời điểm EFC ký hợp đồng cho thuê nhà đất, đơn vị này chưa có giấy phép đăng ký kinh doanh cho thuê nhà đất. Phía UBND TP.Cần Thơ thời điểm cuối quý I và đầu quý II.2006, trong các văn bản về giải quyết cho thuê mặt bằng của EFC, đều chưa khẳng định EFC được quyền cho thuê đất.
Trung tâm TDTT (Sở VHTTDL TP.Cần Thơ) được giao quản lý sử dụng đất thuộc Khu Liên hợp TDTT của TP.Cần Thơ với hàng loạt vị trí đất, nhà thi đấu, sân bãi... tọa lạc ở vị trí “vàng” ở cồn Cái Khế. Thế nhưng có 10 hạng mục sân bãi, nhà tập, đất... đã bị đem cho cá nhân và cả người trong trung tâm thuê mướn, sử dụng sai mục đích.
Từ năm 2006 đến năm 2010, trung tâm đã thu về từ việc cho thuê nhà đất, sân bãi tổng số tiền trên 4,622 tỷ đồng. Đáng nói, có những cá nhân hợp tác thuê mặt bằng kinh doanh của trung tâm rồi tiếp tục cho người khác thuê lại để khai thác.
Ông Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ cho biết: “Thường trực UBND thành phố đã họp và có ý kiến chỉ đạo cho rà soát, thống kê lại tất cả các trường hợp cho thuê, sử dụng đất trái mục đích. Những đơn vị được Nhà nước giao đất và cho thuê nhà đất để sử dụng mà sử dụng không đúng mục đích, đem cho thuê không đúng quy định thì phải thu hồi hết”.
Cho thuê mặt tiền Hoàng Văn Thụ, Diện tích 18 m x 30m, TDTSD 540m2, trệt. Giá cho thuê mặt bằng là 50 triệu/tháng.
Nằm đối điện siêu thị Big C Hoàng Văn Thụ, Khách sạn Tân Sơn Nhất,.. Nơi tập trung nhiều showroom, ngân hàng,… Phù hợp làm văn phòng, thức ăn nhanh, ngân hàng, cafe, showroom ôtô..
Cần cho thuê gấp góc 2 Mặt tiền Cao Thắng,Phường 2, Quận 3. Diện tích 10m x 11m,trệt lửng 2 lầu. Giá cho thuê 7.000$/tháng.
Khu vực trung tâm Quận 3, trung tâm mua sắm, thời trang, là tuyến đường chính của trung tâm Thành phố HCM. Phù hợp làm Ngân Hàng, Siêu thị, Nhà Hàng, cửa hàng thức ăn Nhanh,….
Cần cho thuê gấp Biệt thự góc Mặt tiền Đường số,Phường 7, Quận Phú Nhuận. Diện tích cho thuê nhà mặt tiền 10m x 30 m, trệt lửng 1 lầu. Giá cho thuê 45 triệu/tháng.
Khu vực trung tâm quận Phú Nhuận, gần chợ, siêu thị Co-op Mart, tập trung nhiều văn phòng. Phù hợp làm nhà trẻ, văn phòng, nhà ở., Nhà hàng…
Từng công bố bán với mức giá cao chót vót: 25-35 triệu đồng/m2, nay sau thời gian “ngậm hàng”, nhiều nhà đầu tư đã phải giảm giá mạnh với nhiều dự án căn hộ do sức ép về tài chính.
Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng được khách hàng quan tâm, dù nhu cầu mua nhà an cư khá lớn.
Tình trạng trên không chỉ diễn ra trên địa bàn TP.HCM mà còn lan rộng ở thị trường Hà Nội, những địa phương một thời làm nóng thị trường bất động sản cả nước.
Giảm hàng loạt
Ngày 31/8, Công ty Long Hưng Phát đã công bố chào bán căn hộ dự án Bảy Hiền Tower (Phạm Phú Thứ, Q.Tân Bình, TP.HCM) với mức giá 16 triệu đồng/m2, giảm hơn 33% so với mức giá chào bán lần đầu tiên. Trước đó, vào tháng 6/2010, dự án này (với tên cũ là Luxury Tower, do doanh nghiệp tư nhân Thăng Long làm chủ đầu tư) đã được chào bán với mức giá 24 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, do khó khăn về tài chính, dự án này chuyển nhượng lại cho Long Hưng Phát để tiếp tục triển khai với tên gọi mới, mức giá mới.
Trước đó, ngày 27/8, dự án Hoàng Anh River View (Q.2, TP.HCM) được hai nhà đầu tư thứ cấp là Công ty Đại Tín Á Châu và An Bình Land chào bán 120 căn với mức giá chỉ còn 18,2 triệu đồng/m2, giảm 30% so với mức giá mà hai đơn vị này đã mua lại từ chủ đầu tư là Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai. Đây cũng là dự án từng nổi đình nổi đám trong đợt xả hàng bất động sản vào năm 2009, khi chủ đầu tư quyết định giảm hơn 40% giá, từ mức 2.300 USD/m2 xuống 1.350 USD/m2.
Tương tự, Công ty CP Nhịp Cầu Địa Ốc cũng vừa chào bán căn hộ dự án Carina Plaza (đại lộ Võ Văn Kiệt), do Công ty Năm Bảy Bảy làm chủ đầu tư, với mức giá 13,2 triệu đồng/m2, giảm xấp xỉ 15% so với mức giá bán vào giữa tháng 3-2012. Bên cạnh những dự án có mức giảm giá khá mạnh này, hàng loạt dự án căn hộ khác trên địa bàn TP.HCM tung ra bán thời gian gần đây cũng đua nhau giảm giá 5-12%, như dự án chung cư Nguyễn Thượng Hiền (Q.Gò Vấp), The Hamona (Q.Tân Bình), Belleza (huyện Nhà Bè), Phú Lợi (Q.8)...
Hầu hết dự án này đều có sự liên kết với các ngân hàng để hỗ trợ vốn cho khách hàng, với tổng giá trị vay thấp nhất là 50% và cao nhất lên tới 70% giá trị căn hộ. Mức lãi suất cho vay đối với khách hàng cá nhân dao động từ 14-16%/năm. Đặc biệt, An Bình Land còn cam kết cho phép khách hàng được vay với lãi suất 0% trong 18 tháng đầu. Một số dự án như Belleza, Phú Lợi... còn cho phép khách hàng nhận nhà sau khi đóng 55% giá trị căn hộ, thay vì 95% như trước...
Cắt lỗ, thu hồi vốn
Giải thích việc giảm giá sốc, ông Phạm Xuân Ái - Tổng giám đốc An Bình Land - thừa nhận ngoài chuyện khó khăn về kinh tế và thị trường bất động sản đóng băng, diện tích căn hộ quá lớn (138-177m2)... đã khiến những sản phẩm này khó tiêu thụ. Do đó, sau một thời gian dài chờ đợi thị trường hồi phục, doanh nghiệp này đã quyết định giảm giá bán để cắt lỗ, thu hồi vốn.
Từng ôm vào 100 căn hộ dự án Hoàng Anh River View vào tháng 5/2009, đến nay sau hơn ba năm Công ty An Bình Land mới chỉ tiêu thụ được 60 căn, còn lại 40 căn vẫn chưa bán được. “Trong tình hình khó khăn về dòng tiền, chúng tôi chấp nhận chịu đau một lần, giảm mạnh giá bán cắt lỗ chứ cứ ôm hàng sẽ chẳng biết bao giờ mới thu hồi vốn, trong khi doanh nghiệp lại đang cần vốn để làm chuyện khác...” - ông Ái nói. Trong khi đó, theo ông Đoàn Trường Triệu - chủ tịch HĐQT Công ty Năm Bảy Bảy - chủ dự án Carina Plaza đã bán sỉ sản phẩm dự án cho một số nhà đầu tư, trong đó có Công ty CP Nhịp Cầu Địa Ốc. Do đó, việc Công ty CP Nhịp Cầu Địa Ốc giảm giá bán căn hộ này để thu hồi vốn là quyết định của công ty này.
Chia sẻ về quyết định giảm mạnh giá bán căn hộ, ông Nguyễn Tạ Phúc - tổng giám đốc Công ty Long Hưng Phát, chủ mới của dự án Bảy Hiền Tower - cũng cho rằng thị trường bất động sản thời gian qua cho thấy không thể tiếp tục neo giá bán cũ. Theo ông Phúc, khi quyết định xây dựng lại mức giá bán mới, doanh nghiệp này chấp nhận trả lại phần tiền chênh lệch cho những khách hàng đã nộp theo giá cũ hoặc hoàn trả tiền nếu khách hàng không tiếp tục mua.
Ông Phạm Chí Cường, phó tổng giám đốc Công ty Sacomreal-S, cũng cho biết việc giảm giá bằng gói khuyến mãi nội thất trị giá 5-7% của căn hộ Belleza và giảm giá trực tiếp 8% giá trị căn hộ Phú Lợi do đơn vị này thực hiện là nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng. Ngoài ra, theo ông Cường, có một số khách hàng mua căn hộ các dự án này đã chấp nhận chịu phạt 12% để trả lại sản phẩm, vì không đủ khả năng tài chính để tiếp tục mua. Do đó, nhà phân phối này đã dùng chính khoản tiền phạt này để hỗ trợ khách hàng khác có nhu cầu mua.
Mua... èo uột
Mặc dù giá giảm mạnh, thế nhưng theo ghi nhận thực tế lượng khách có quyết định đặt mua chỉ “đếm trên đầu ngón tay”. Ngày 30-8 tại sàn bất động sản An Bình Land, chị Lan - chủ một căn hộ Hoàng Anh River View - đã đặt cọc mua thêm một căn hộ khác tại dự án này sau khi An Bình Land giảm giá. Chị Lan cho biết đang sở hữu và sinh sống trong căn hộ rộng 157m2 tại khu B dự án Hoàng Anh River View, nay mua thêm cho người con mới lập gia đình ra ở riêng. “Nhà tôi đông người nên căn hộ đang ở đã trở nên chật chội, cháu lại lập gia đình nên mua thêm căn này...” - chị Lan nói.
Ông Phạm Xuân Ái cho biết sau bốn ngày kể từ ngày công bố mức giá bán gây sốc, mới có ba khách hàng đến đặt cọc mua căn hộ dự án này, trong đó hầu hết là mua loại căn hộ có diện tích 138m2 (thấp nhất). Theo thừa nhận của ông Ái, những căn hộ có diện tích gần 160-177m2 chắc chắn sẽ khó bán hơn do giá trị lớn, dù đã được giảm giá.
Trong khi những dự án căn hộ có diện tích lớn như Hoàng Anh River View vẫn đang chật vật tìm khách, nhiều dự án căn hộ diện tích nhỏ lại tiêu thụ khá tốt sau khi có chính sách giảm giá hoặc các hình thức hỗ trợ khác. Chẳng hạn, chỉ sau một tuần mở bán, gần 90 căn hộ chào bán đợt này của dự án chung cư Nguyễn Thượng Hiền, diện tích mỗi căn 50-63m2, đã được khách hàng mua hết. Anh Dương Đình Khang, khách hàng mua một căn hộ 50m2 tại lầu 8, dự án Nguyễn Thượng Hiền, cho biết dù mức giá sản phẩm này không rẻ nhưng do căn hộ có diện tích nhỏ, giá trị không quá lớn nên anh đã quyết định mua để ở sau khi chủ đầu tư và nhà phân phối có các chương trình khuyến mãi, giảm giá.