Hiển thị các bài đăng có nhãn bóng đèn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bóng đèn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

Bóng đèn LED không thật sự "xanh" như tưởng tượng

Bóng đèn LED đang trở nên rất phổ biến, không những trong giới thiết kế mà người dùng thông thường cũng mong muốn sử dụng bóng LED bởi công nghệ "xanh", tiêu thụ ít điện hơn, tuổi thọ dài hơn và cung cấp nhiều ánh sáng hơn so với bóng đèn sợi tóc. Tuy nhiên, tưởng chừng như bóng đèn LED là một giải pháp cho vấn đề môi trường thì mới đây, các nhà nghiên cứu đến từ đại học Irvine và Davis đã chứng minh một điều ngược lại.
bóng đèn
Các nhà nghiên cứu tiến hành nghiền thành bột những bóng đèn led nhiều màu sắc sử dụng để trang trí giáng sinh, đèn tín hiệu giao thông, đèn pha và đèn thắng xe hơi sau đó chiết lấy phần bã và phân tích hóa học. Họ đã phát hiện ra rằng loại đèn led màu đỏ với cường độ thấp chứa lượng chì gấp 8 lần mức độ cho phép theo luật California. Trong khi đó, mặc dù loại đèn led trắng chứa ít chì hơn đèn màu nhưng lượng niken bên trong vẫn cao.

Bên cạnh chì và niken, một số bộ phận của bóng đèn còn chứa các chất như arsen, đồng và một số kim loại khác là tác nhân gây ung thư, hư tổn thần kinh, thận, huyết áp, da liễu và làm ô nhiễm đến hệ sinh thái nguồn nước. Nhà nghiên cứu Oladele Ogunseitan thuộc đại học Irvine cho biết việc đập vỡ một bóng đèn và hít phải khí thoát ra không tự động gây nên ung thư nhưng nếu tiếp xúc thường xuyên với các chất gây ung thư từ bóng đèn thì nguy cơ ung thư ngày càng cao.
Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy quy trình sản xuất, sử dụng và tiêu hủy bóng đèn led đều gây nguy hiểm đến sức khỏe và cộng đồng nên quan tâm về đề này. Nhóm nghiên cứu cho rằng mọi người nên dùng các dụng cụ bảo hộ như chổi, găng tay và mặt nạ phòng độc khi dọn dẹp mảnh vỡ bóng đèn. Đặc biệt, đội ngũ cứu hộ cũng nên sử dụng dụng cụ bảo hộ khi dọn dẹp hiện trường tai nạn giao thông, thay thế bóng đèn giao thông hỏng và xử lý rác thải độc hại.
Bóng đèn LED hiện tại không được xếp vào loại rác thải độc hại và chúng vẫn đang được tiêu hủy theo phương thức thông thường. Ogunseitan đã lên tiếng chỉ trích các nhà sản xuất bóng LED khi không kiểm tra sản phẩm một cách đúng đắn và khiến cho người dùng tin rằng bóng LED thật sự "xanh", thật sự là một giải pháp thay thế cho bóng đèn sợi tóc. Mặc dù đúng theo lịch trình thì California đã ban hành một bộ luật yêu cầu kiểm tra nghiệm ngặt sản phẩm bóng đèn LED vào ngày 1 tháng 1 vừa qua nhưng hiện tại, bộ luật này phải tạm hoãn bởi các nhóm công nghiệp và theo chỉ thị của thống đốc Arnold Schwarzenegger trước khi ông từ nhiệm.
Ogunseitan nói: "Đến nay vẫn chưa có bộ luật nào nói rằng bạn không thể thay thế một sản phẩm không an toàn bằng một sản phẩm không an toàn khác, vì vậy cuộc sống của mọi người vẫn còn ẩn chứa nhiều mối nguy hại. Tuy nhiên, mối nguy hại này có thể ngăn chặn được."
Bóng đèn LED vẫn được nhiều người xem như một sản phẩm an toàn bởi bóng đèn sợi tóc có chứa một lương chì và thủy ngân rất cao, tương tự với bóng đèn huỳnh quang. Tuy nhiên qua nghiên cứu trên, chúng ta đã phần nào biết được "độ an toàn" của bóng đèn LED.

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Chết thảm vì chủ nhà trọ trộm điện câu bóng đèn

Ông Huỳnh Văn Sơn Chủ tịch UBND phường Tân Thuận Đông - khẳng định nguồn điện rò rỉ gây chết người xuất phát từ bóng đèn chiều sáng dài 1,2m nằm ngay dưới mái tôn khu nhà trọ số 98/13 (do bà Trần Thị Thanh, sinh năm 52 tuổi, làm chủ).
Sau cái chết oan uổng của nữ công nhân Nguyễn Thị Bé vào tối 20/7 do sự cố rò rỉ điện tại cánh cổng khu nhà trọ, cơ quan chức năng đã xác định được nguyên nhân chính dẫn đến cái chết song vẫn chưa thể quy trách nhiệm.
Sáng 21/7 cơ quan chức năng vẫn tiếp tục có mặt tại hiện trường để điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ điện giật.
Sáng ngày 21/7, Tổng Công ty điện lực TPHCM, Công ty điện lực Tân Thuận, UBND, Công an phường Tân Thuận Đông (quận 7) tiếp tục điều tra làm rõ nguyên nhân vụ điện giật khiến một nữ công nhân thiệt mạng.
Ông Huỳnh Văn Sơn Chủ tịch UBND phường Tân Thuận Đông - khẳng định nguồn điện rò rỉ gây chết người xuất phát từ bóng đèn chiều sáng dài 1,2m nằm ngay dưới mái tôn khu nhà trọ số 98/13 (do bà Trần Thị Thanh, sinh năm 52 tuổi, làm chủ).
đèn trang trí

Ông Sơn cho biết thêm, đường dây điện và đèn trang trí chiếu sáng này là do chủ nhà trọ tự câu móc trộm. Theo thiết kế, con hẻm 98 được bố trí 9 bóng đèn nằm trong hệ thống chiếu sáng công cộng.
Tuy nhiên, bóng đèn gây rò rỉ điện không thuộc vào hệ thống chiếu sáng của hẻm này mà do gia đình bà Thanh tự câu móc để chiếu sáng trước cổng nhà bằng nguồn điện từ dây dẫn của hệ thống đèn chiếu sáng.
Trước đó, vào tháng 5/2010, UBND phường và công ty điện lực tiến hành kiểm tra hệ thống đèn chiếu sáng thì phát hiện ra bóng đèn này. Việc cơ quan chức năng phát hiện vi phạm nhưng không có hướng xử lí để gây nên một cái chết oan uổng khiến nhiều người dân bất bình.
Về phía chủ hộ là bà Trần Thị Thanh đã phủ nhận việc tự ý câu móc bóng đèn trên. Bà Thanh cho rằng: “Bóng đèn này có từ trước bà không hề câu trộm. Nếu bà câu trộm tại sao phía khu phố và phường khi đi kiểm tra phát hiện lại không xử phạt?
Bà Nguyễn Thị Kim Cúc (trưởng ban điều hành khu phố 2) giải thích: “Khi gắn bóng đèn này phía chủ nhà không xin phép ban điều hành khu phố. Nhưng do bóng đèn này gắn trên cổng nhà số 98/13 nên phía ban điều hành khu phố cứ tưởng đường điện này là từ trong nhà của chủ hộ móc ra để tự phục vụ chứ không biết là sử dụng nguồn điện từ hệ thống đèn chiếu sáng”.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Bửu Minh - Phó giám đốc kỹ thuật Công ty điện lực Tân Thuận - cho biết, điện rò rỉ giật chết cô gái xuất phát từ việc câu móc dây điện ở bóng đèn đặt trước nhà trọ.
Khi kiểm tra, nhân viên điện lực phát hiện, bóng đèn dài 1m2 đặt trước nhà cột vào trên khung cửa sắt bằng sợi dây kẽm. Khi trời mưa, nước chảy ròng rọc theo đèn gây nhiễm điện vào cửa sắt.
Ông Minh khẳng định, thiết kế của bóng đèn điện này hoàn toàn sai quy trình. Kết cấu của đèn trang trí chiếu sáng ở ngoài trời đòi hỏi chịu được mưa, nắng. Đằng này mang bóng đèn sử dụng trong nhà ra gắn ngoài trời là hoàn toàn sai quy trình an toàn về điện. Như vậy người thi công đường dây điện này phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
“Đáng lý ra khi lắp đặt một hệ thống đường dây điện hoặc câu nối hệ thống chiếu sáng, khách hàng phải trình báo phương án lên cho công ty điện lực xét duyệt xem có đúng quy trình kỹ thuật không. Nếu cần phía công ty chúng tôi sẵn sàng cử nhân viên kỹ thuật xuống hỗ trợ thực hiện đường dây điện an toàn cho khách hàng. Dịch vụ này chúng tôi hoàn toàn miễn phí” - ông Minh khẳng định.
Cũng trong chiều ngày 21/7, nhiều đồng nghiệp và những người chung dãy trọ đã đến tiễn đưa cô gái trẻ xấu số về quê nhà tại Huế để an táng.
Được biết, chị Nguyễn Thị Bé được sinh ra trong một gia đình có 4 chị em. Là con lớn trong nhà nên khi vừa 17 tuổi, chị Bé phải lặn lội vào TPHCM làm việc và ở nhờ nhà người quen bên quận 4. Chị Bé mới chuyển về sống tại khu nhà trọ này được 7 tháng thì gặp nạn.
Sau khi tai nạn xảy ra, phía UBND phường Tân Thuận Đông trích quỹ vì Người nghèo hỗ trợ nạn nhân 1 triệu đồng cùng 7 triệu đồng mua áo quan và chi phí đưa nạn nhân về quê. Về phía chủ nhà trọ, bà Trần Thị Thanh hỗ trợ hơn 4 triệu đồng để lo cho nạn nhân xấu số.