Học Kì quân Đội
Rất nhiều cuộc gọi của Phụ huynh và các cơ sở đoàn trong suốt hơn tháng qua, chung quanh chỉ một ý quan trọng “học kì quân đội của Trung tâm TTN miền Nam” đang giới thiệu có khác gì với các học kì Quân đội mà chúng tôi thấy cũng có giới thiệu khắp nơi”. Cũng nhiều ý kiến trao đổi qua lại, cũng đề nghị nào là nên xác định tác quyền của học kì quân đội, nên ra thông báo đề nghị các đơn vị khác không được sử dụng tên gọi Học kỳ quân đội, nào là phải đăng báo để giải thích cho mọi người hiểu về Học kỳ quân đội..v..v.
Các nhà tổ chức cứ trăn trở những điều ấy, thế nhưng có một điều mà mọi người lại ít quan tâm: học kì quân đội sẽ làm những gì cho các bạn trẻ, sẽ làm sao để trở thành một hoạt động giáo dục hay, hấp dẫn, thu hút nhiều đối tượng từ những em học sinh thành phố đến những em nghèo nông thôn, từ những em đã từng được ấp ủ trong vòng tay yêu thương, đầy đủ của cha mẹ, gia đình đến những em học sinh còn chưa đủ cái ăn, cái mặc hằng ngày, để học kì quân đội không phải là “Chương trình bạc triệu” như lời 1 Cựu chiến binh đã nói khi cầm lá đơn xin giảm học phí nộp cho cháu mình tham gia…
Tôi nhớ khi còn đang công tác ở Thành Đoàn Tp.HCM, cũng có 1 vài ý kiến đề nghị xác định xem ai là tác giả của Mùa hè xanh khi còn là Chiến dịch Ánh sáng văn hóa hè, khi đó đã trở thành 1 chương trình tình nguyện thu hút rất đông đảo sự quan tâm của xã hội. Lúc đó, các đồng chí trong Ban thường vụ Thành Đoàn đã kết luận, đại ý, cũng chẳng nên chú ý quan tâm nhiều đến chuyện ai là tác giả, hãy cố gắng, mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, mỗi người hãy đóng góp cho Mùa hè xanh trong học kì quân đội ngày càng phát triển sâu và rộng hơn. Đó mới là cách để cho 1 phong trào tồn tại và phát triển…
Học kì quân đội là mô hình giáo dục kỹ năng dựa trên sự tác động của tập thể, tấm gương của giáo viên và điều phối viên để tác động cải hóa từng cá nhân tham gia. Nếu ở nước ngoài, đây thuần túy là một chương trình giáo dục theo thiết chế quân đội, thì khi về Việt Nam, yếu tố kỷ luật được gạn lọc bớt và thay vào đó đẩy mạnh những giá trị về gia đình, khơi dậy tình yêu thương, lòng biết ơn cha mẹ, ông bà, anh chị em... thông qua những bài học và tấm gương hiếu thảo.
Trên thực tế cũng ghi nhận, nhiều phụ huynh vốn là tiến sĩ, bác sĩ nhưng không bảo ban được con vì khoảng cách tuổi tác. Song khi cho con tham gia những khóa học kỹ năng, các em đã có những thay đổi tích cực nhờ sự giúp đỡ các điều phối viên (vốn là những sinh viên, đoàn viên trẻ xuất sắc đã được đào tạo để am hiểu tâm lý tuổi teen).
Vì thế, theo bà Liên, sau khi trẻ tiếp thu được những bài học giá trị và thay đổi tâm tính theo hướng tích cực thì nhiệm vụ của gia đình phải tiếp tục "nuôi dưỡng" nó. "Chúng tôi cũng chỉ đóng vai trò là yếu tố xã hội phụ trợ, còn gia đình vẫn là nền tảng quan trọng nhất", bà khẳng định.
Mặc dù hiện nay chương trình hoc ki quan doi được biết đến như một mô hình giáo dục kỹ năng sống hiệu quả, song bản thân bà Liên cũng thừa nhận, sự biến đổi này không hoàn toàn giống nhau ở các học viên. "Có em thay đổi hoàn toàn 100% nhưng cũng có em chỉ được 1%, thậm chí có em không tiến bộ... Và chúng tôi vẫn tiếp tục ghi nhận ý kiến, học hỏi để thay đổi chương trình cho phù hợp hơn", bà nói.
Học kì quân đội,hoc ki quan doi,quân đội nhân dân,quân phục quân đội, quân đội việt nam, ngân hàng quân đội,phụ nữ quân đội.